DRIs, RDA, EAR, AI, UL, %DV là gì?
Khẩu phần ăn khuyến nghị (RDAs) là những hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng được thành lập và được sử dụng bởi Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học từ những năm 1970. Nhưng chúng có gì khác so với DRIs và DVs? Và ULs và AI là gì ? Hãy cùng xem 1 ví dụ về nhãn thành phần dinh dưỡng dưới đây.
1/ DRIs (Dietary Reference Intakes) là Chế độ ăn uống tham khảo:
Được giới thiệu vào năm 1997, DRIs là nền tảng cho các hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ và các quy định ghi nhãn th ực phẩm, không chỉ để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, mà còn để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như bệnh loãng xương, ung thư và bệnh tim mạch.
Tác dụng của DRIs là cung cấp thông tin đầy đủ: cho biết với mỗi loại chất nhất định, ta cần bao nhiêu để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
DRIs bao gồm RDAs, EARs, AI, UL, và % DV (xem bên dưới)
2/ RDA (Recommended Dietary Allowance): Khẩu phần ăn (liều dùng) khuyến nghị
Giá trị này là lượng tối thiểu trung bình của một chất dinh dưỡng cụ thể cần có để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng ở người có sức khỏe bình thường trong độ tuổi với giới tính cụ thể. Bởi vì RDAs chỉ áp dụng đối với một tập hợp các chất dinh dưỡng được lựa chọn và cho các bệnh về thiếu hụt dinh dưỡng, nên hiện nay các RDAs chỉ là một tập hợp con của các giá trị tham khảo chế độ ăn uống rộng lớn hơn
Nói một cách đơn giản: RDA cho ta biết mỗi ngày chất nào đó cần trung bình bao nhiêu, ứng với từng độ tuổi
3/ EAR (Estimated Average Requirement) Lượng yêu cầu trung bình ước tính:
Là liều lượng cần thiết ước đoán của một chất có thể đáp ứng nhu cầu mỗi ngày của 1/2 NHÓM người ở điều kiện sức khỏe bình thường trong một độ tuổi và giới tính cụ thể để ngăn chặn tình trạng thiếu dinh dưỡng lâm sàng. Người ta dùng EAR làm cơ sở cho RDAs.
4/ AI (Adequate Intake): Lượng vừa đủ
Giá trị này cũng chỉ lượng chất cần thiết mỗi ngày như RDA. Điểm khác biệt, RDA được rút ra từ những nghiên cứu về một chất, còn AI (khi chưa đủ bằng chứng) thì người ta sẽ quan sát, kinh nghiệm để xác định nhu cầu ước đoán của chất đó dành cho những người khỏe mạnh.
Do AI là quan sát và kinh nghiệm, nên nó không chính xác bằng RDA.
5/ UL (Upper lever) Ngưỡng trên của mức tiêu thụ an toàn:
Đây là lieu lượng chất dinh dưỡng tối đa cho 1 ngày mà không gây tác dung phụ cho người kể cả khi sử dụng trong thời gian dài – bao gồm cả những người thuộc phân nhóm nhạy cảm.
*** Lưu ý: Dễ nhầm lẫn giữa các đơn vị sử dụng để đo lường các vitamin và khoáng chất khác nhau. Khối lượng có thể được thể hiện như milligrams (mg), microgram (mcg), hoặc đơn vị quốc tế (IU).
6/ % DV (Daily Value): % Giá trị hàng ngày
Giá trị này do cục quản lý Dược và thực phẩm Hoa Kỳ FDA đề xuất. Nó được thiết kế để giúp người tiêu dùng xác định một thực phẩm/ 1 món ăn chứa bao nhiêu lượng chất dinh dưỡng cụ thể, dựa trên DRI (khẩu phần ăn tham khảo) cho chất dinh dưỡng đó. Các con số % DV (được thể hiện trên nhãn dinh dưỡng) cho thấy lượng dùng (quy ước cho một người có lượng tiêu thụ trung bình 2.000 calo/ngày) và được trình bày như là số phần trăm trên tổng số lượng dùng của 1 ngày.
Ví dụ:
trong nhãn dinh dưỡng ở trên: %DV của Fat là 18%, nghĩa là trong số 100 %DV (tính trên chế độ ăn 2000 calo mỗi ngày) thì gói bánh này cung cấp cho bạn 18%.
Nhưng nên nhớ là con số % này thay đổi theo chế độ ăn nên nó chỉ là giá trị để bạn tham khảo và theo dõi mức năng lượng bạn đã nhập vào.