Vitamin tan trong nước
Vitamin tan trong nước – những chất có thể hòa tan trong nước- có trong nước của các loại thực phẩm bạn ăn. Chúng được hấp thu trực tiếp từ đường tiêu hóa vào máu khi thức ăn bị tiêu hóa, hoặc khi một chất bổ sung được hòa tan. Bởi vì phần lớn cơ thể là nước, nên nhiều vitamin tan trong nước lưu thông dễ dàng trong cơ thể của bạn. (Một ngoại lệ là vitamin B6, chất này chủ yếu được lưu trữ trong các mô cơ.)
Thận liên tục điều chỉnh nồng độ các vitamin tan trong nước, đào thải những chất dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu của bạn. Do đó, mối lo bị dư thừa các chất này nếu dùng thuốc bổ sung là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ, hàm lượng quá cao chất B6 (gấp nhiều lần số lượng khuyến cáo hàng ngày – 1,3 mg cho người lớn) có thể làm hỏng dây thần kinh, gây tê và yếu cơ .
Mặc dù vitamin tan trong nước có xu hướng bị đào thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng, song một số có thể ở lại trong thời gian dài. Cơ thể có thể duy trì nguồn cung Vitamin B12 chừng vài năm do chúng có thể được dự trữ trong gan. Ngay cả axit folic và vitamin C cũng có thể tồn tại trong cơ thể một vài ngày.
Nhìn chung, mặc dù vậy , các vitamin tan trong nước vẫn nên được cung cấp cho cơ thể hàng ngày.
Vitamin tan trong nước có rất nhiều nhiệm vụ. Một trong những vai trò quan trọng nhất là giúp đỡ để giải phóng năng lượng có trong trong thực phẩm bạn ăn. Thiamin (B1), riboflavin (b2), niacin (B3), axit pantothenic (B5), và biotin (B7 hoặc Vitamin H) hầu hết tất cả các vitamin nhóm B -tham gia vào các khía cạnh khác nhau của việc chyển hóa năng lượng. Vitamin B6, B12, và axit folic tham gia vào quá trình chuyển hóa axit amin (đơn vị cấu trúc cơ bản của protein) và giúp các tế bào sinh sôi. Và một trong nhiều vai trò của vitamin C là giúp tạo collagen, chất keo dính kết lại với nhau làm lành vết thương, hỗ trợ các thành mạch máu, và tạo cơ sở cho răng và xương.
Các vitamin tan trong nước gồm:
Vitamin B:
- Biotin (vitamin B7)
- Axít folic (folate, vitamin B9)
- Niacin (vitamin B3)
- Axit pantothenic (vitamin B5)
- Riboflavin (vitamin B2)
- Thiamin (vitamin B1)
- Vitamin B6
- Vitamin B12
Vitamin C