Tác hại ánh nắng mặt trời và cách sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da

Tác hại ánh nắng mặt trời và cách sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da

Da hấp thụ ánh sáng mặt trời để giúp sản xuất vitamin D và cần thiết cho xương. Tuy nhiên, tia uv của ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra tổn thương cho da, làm cháy, sạm và giảm độ đàn hồi, dẫn đến lão hóa sớm nếu không biết cách chăm sóc.

 

1. Bản chất của ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có nhiều tác động xấu đến làn da, có thể dẫn đến lão hóa, ung thư và một loạt các bệnh liên quan khác. Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) sẽ gây ra khoảng 90% các triệu chứng tổn thương da.

Thành phần chủ yếu của ánh nắng mặt trời là tia UV, được chia thành các loại dựa trên bước sóng tương đối của chúng (được đo bằng nanomet, hoặc nm):

- Bức xạ UVC (100 đến 290 nm);

- Bức xạ UVB (290 đến 320 nm);

- Bức xạ UVA (320 đến 400 nm);

Trong đó, tia UVC có bước sóng ngắn nhất và gần như bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ôzôn. Như vậy, loại tia uv này không thực sự ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, bức xạ UVC vẫn có thể được tìm thấy từ các nguồn nhân tạo như đèn hồ quang thủy ngân và đèn diệt khuẩn.

Còn lại là bức xạ UVB, không dễ xuyên qua kính nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da (biểu bì) và là nguyên nhân chính gây cháy nắng. Cường độ cao nhất của tia UVB là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh sáng mặt trời sáng nhất. Đồng thời cũng gay gắt hơn trong những tháng mùa hè, chiếm khoảng 70% mức độ phơi nhiễm tia UVB hàng năm của một người.

Ngược lại, bức xạ UVA, không lọc được bằng kính, từng được cho là chỉ có tác dụng nhỏ trên da nhưng các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng tia UVA là nhân tố chính gây hại cho da vì có khả năng đi sâu vào da hơn UVB.

 

2. Ảnh hưởng trên da do tia UVA và UVB

Cả bức xạ UVA và UVB đều có thể gây ra rất nhiều bất thường liên quan đến da, bao gồm: Hình thành nếp nhăn, rối loạn liên quan đến lão hóa, ung thư da và suy giảm khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng. Đồng thời, tia UV còn chứa đựng các giả thiết có khả năng phân hủy collagen và hình thành các gốc tự do, làm cản trở quá trình sửa chữa DNA ở cấp độ phân tử.

Bức xạ UV là làm tăng số lượng nốt ruồi trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến sự phát triển của các tổn thương tiền ác tính được gọi là dày sừng actinic. Dày sừng hoạt tính được coi là tiền ung thư vì cứ 100 người thì có một người phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy, thường gặp trên mặt, tai và mu bàn tay.

Tiếp xúc với tia cực tím cũng có thể gây ra dày sừng tiết bã nhờn, xuất hiện giống như những tổn thương giống mụn cơm "mắc kẹt" trên da. Không giống như dày sừng hoạt tính, dày sừng tiết bã không có khuynh hướng phát triển thành ác tính.

 

3. Tổn thương da do tiếp xúc ánh nắng

Năng lượng từ tia UV khi tác động trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc da, dẫn đến là hiện tượng đàn hồi do năng lượng mặt trời. Hệ quả là da nhăn thô và sạm. Năng lượng từ ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến thành mạch máu mỏng hơn, dẫn đến dễ bị bầm tím và nổi gân nhện trên bề mặt.

Cho đến nay, những thay đổi tăng sắc tố do ánh nắng mặt trời gây ra phổ biến nhất là tàn nhang. Tàn nhang được hình thành khi các tế bào sản xuất sắc tố của da (tế bào hắc tố) bị tổn thương, dẫn đến các nốt tàn nhang to ra. Một loại khác là các đốm đồi mồi, thường xuất hiện trên mu bàn tay, ngực, vai, cánh tay và lưng trên thường thấy ở người lớn tuổi. Các đốm tăng sắc tố này hoàn toàn không liên quan đến tuổi tác như vẫn thường ngộ nhận mà là hậu quả của tổn thương da do ánh nắng mặt trời.

Ngược lại, tiếp xúc với tia UV lâu dài cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các đốm trắng trên chân, tay và cánh tay do năng lượng bức xạ mặt trời gây phá hủy các tế bào hắc tố trong da.

 

4. Ung thư da và u hắc tố

Khả năng gây ung thư da của ánh nắng mặt trời đã được biết đến từ lâu. 3 loại ung thư da thường gặp trên lâm sàng là ung thư tế bào hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy.

Trong đó, u tế bào hắc tố ác tính là loại gây chết người nhiều nhất trong 3 loại vì khả năng di căn mạnh mẽ hơn. Ngược lại, ung thư biểu mô tế bào đáy có tần suất gặp cao nhất nhưng thường lan rộng tại chỗ thay vì di căn. Còn lại ung thư biểu mô tế bào vảy là loại phổ biến thứ 2 và di căn nhanh, mặc dù không phổ biến như u tế bào hắc tố ác tính.

 

5. Cách sử dụng kem chống nắng

Chọn đúng kem chống nắng là việc làm đầu tiên bạn cần biết nếu muốn bảo vệ tốt nhất cho làn da của mình. Thông thường, khi tham gia các hoạt động ngoài trời các bạn nên chọn sử dụng những loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên và thuộc loại kem chống nắng phổ rộng.

Chỉ những loại kem này mới có thể bảo vệ cho da bạn chống lại sự tác động của tia UVA có trong ánh nắng mặt trời.

Kem chống nắng được sử dụng toàn thân, cả mặt lẫn body nên các bạn cũng phải chú ý tới các thành phần có trong kem chống nắng để tránh bị dị ứng và nổi mụn.

Hãy tìm mua những loại kem chống nắng có dòng chữ “non-comedogenic” nghĩa là loại kem này không gây bít lỗ chân lông.

Bên cạnh đó, sử dụng kem chống nắng sẽ có hiệu quả chống nắng, bảo vệ da tốt hơn so với sử dụng dung dịch dạng axit.

 

Hướng dẫn cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Sau khi đã chọn được loại kem chống nắng chất lượng và phù hợp thì các bạn cần phải biết cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả. Ngay cả những người thường xuyên sử dụng kem chống nắng nhưng cũng thoa kem không đúng cách và có những quan điểm sai lầm.

Không ít người có suy nghĩ rằng chỉ khi trời nắng mới cần thoa kem chống nắng. Tuy nhiên, ngay cả trời không nắng, râm mát thì bạn cũng cần phải thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời bởi tia tử ngoại vẫn có thể tấn công làn da của bạn. Thời gian thoa kem nên bắt đầu từ khoảng 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều.

Nếu sử dụng kem chống nắng hóa học thì trước khi ra ngoài trời khoảng 20 phút bạn phải bôi kem để kem có đủ thời gian “kích hoạt” chức năng bảo vệ da.

Còn nếu bạn đang sử dụng các loại kem chống nắng khoáng thì không cần phải bôi trước như vậy bởi chúng có khả năng bảo vệ da ngay sau khi toa lên.

Tuy nhiên, dù là sử dụng kem chống nắng khoáng hay hóa học thì cứ sau khoảng 2 giờ các bạn lại phải thoa lại kem chống nắng một lần, nhất là khi tham gia các hoạt động dưới nước hoặc cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Ngoài việc thoa kem chống nắng đúng cách thì còn phải thoa đủ lượng. Khi thoa kem chống nắng cho mặt thì lượng kem lý tưởng nhất là một giọt tròn với đường kính khoảng 2cm.

Còn khi thoa cho các vùng da cổ, cánh tay và chân thì bạn cần dùng lượng nhiều hơn, khoảng một chén rượu nhỏ.

Đang xem: Tác hại ánh nắng mặt trời và cách sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng